Công an Việt Nam trấn áp các sự kiện mừng Ngày Quốc tế Nhân quyền - Dân Làm Báo

Công an Việt Nam trấn áp các sự kiện mừng Ngày Quốc tế Nhân quyền

Marianne Brown (VOA) - HÀ NỘI - Các nhân vật tranh đấu nhân quyền ở Việt Nam tố cáo công an đàn áp những sự kiện được tổ chức để đánh dấu Ngày nhân quyền Quốc tế, trong lúc nhiều người hối thúc quốc gia Cộng Sản này thực thi cam kết của mình trong tư cách là hội viên mới của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc. Từ Hà Nội, thông tín viên Marianne Brown của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.

Để đánh dấu Ngày Nhân quyền Quốc tế hôm nay (10-12-2013), Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông David Shear, đã đưa ra một thông cáo hối thúc Việt Nam tôn trọng Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, một hiệp ước được chấp thuận năm 1948 về những quyền tự do cơ bản của mọi người trên toàn thế giới.

Đại sứ Shear nói rằng việc đạt được những tiến bộ có thể thấy được về vấn đề nhân quyền là vô cùng quan trọng cho mối quan hệ giữa hai nước và ảnh hưởng tới mọi khía cạnh của chính sách ngoại giao.

Thông cáo cũng cho biết trong vài tháng qua Việt Nam đã ký kết Công ước Liên hiệp quốc về Chống Tra tấn và để cho Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng đến thăm Việt Nam.

Việt Nam cũng trở thành một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.

Tuy nhiên, một số các nhân vật tranh đấu nêu lên nghi vấn về tiến bộ của Hà Nội trong lãnh vực này.

Mới đây, những người tham dự các cuộc tụ họp để mừng Ngày Nhân quyền đã bị cảnh sát sách nhiễu.

Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Blogger Mẹ Nấm hôm nay đã tham dự cuộc họp đầu tiên của Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam tại một ngôi chùa ở Sài Gòn. Bà cho biết như sau về cuộc họp này.

"Hôm nay chúng tôi mời khoảng 50 người. Một số người không thể tới vì cảnh sát đã chặn họ ngay tại nhà."

Tổ chức này được thành lập hồi tháng trước để cung cấp một mạng lưới hỗ trợ cho những phụ nữ dấn thân vào các hoạt động tranh đấu nhân quyền.

"Những vấn đề quan trọng mà chúng tôi thảo luận hôm nay là chúng tôi có kế hoạch đến thăm nhà những phụ nữ bị bắt hoặc những người có chồng hay anh em bị bắt. Chúng tôi cũng gặp một số nông dân bị mất đất đai và bị cảnh sát cưõng chế di dời."

Tại một sự kiện khác hôm Chủ nhật, hơn 100 người đã tụ họp gần một công viên ở Hà Nội để phát bong bóng in những khẩu hiệu đòi hỏi chính phủ tôn trọng nhân quyền. Tuy nhiên, blogger Nguyễn Lân Thắng cho biết cuộc tụ họp đã nhanh chóng bị công an cảnh sát giải tán.

Ông Nguyễn Lân Thắng, thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam.

Ông Nguyễn Lân Thắng là thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam, một nhóm các nhà hoạt động mạng tranh đấu cho quyền tự do diễn đạt và bày tỏ ý kiến. Hôm nay, mạng lưới này đã lập một website tại địa chỉ mangluoiblogger.blogspot.com.

"Việt Nam lâu nay vẫn thường bị chỉ trích về việc sử dụng những luật lệ với từ ngữ mơ hồ để đàn áp các nhân vật tranh đấu. Trong một hành động hồi tháng trước mà một số các nhà phân tích nói là đánh dấu một sự thay đổi trong cách thức đàn áp của chính quyền, quốc hội đã thông qua Nghị định 174 để hạn chế nội dung internet. Luật mới này đề ra mức phạt 2.500 đô la cho điều gọi là 'tuyên truyền chống nhà nước' thông qua các trang mạng xã hội và các website."

Luật sư Trịnh Hữu Long, một người từng làm nghề ký giả, là một trong những người yêu cầu Quốc hội giải thích một điều trong hiến pháp về quyền lập hội.

"Chúng tôi muốn điều khoản đó được rõ ràng hơn, cụ thể hơn, chứ không mơ hồ như các luật lệ hiện nay."

Tuy nhiên, ông Long và những người trong nhóm ông chưa nhận được phúc đáp nào từ giới hữu trách.

Blogger Nguyễn Lân Thắng cho biết sự thay đổi chiến thuật và thủ đoạn của nhà cầm quyền sẽ không làm cho các nhà tranh đấu sợ hãi. Ông nói rằng người dân ngày nay đã tự tin hơn khi lên tiếng bày tỏ ý kiến của mình vì giới tranh đấu mỗi ngày một đông đảo hơn và mạnh mẽ hơn.




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo