Nguyễn Khắc Mai: Đại hội XII "Phải chăng Ngựa theo đường cũ?!" - Dân Làm Báo

Nguyễn Khắc Mai: Đại hội XII "Phải chăng Ngựa theo đường cũ?!"

Trần Quang Thành (Danlambao) - LGT: Nếu không có gì thay đổi bất ngờ vào giờ chót, Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ khai diễn vào đầu năm 2016. Từ tháng 9/2015, đại hội đảng bộ các tỉnh, thành phố và cấp tương đương trực thuộc trung ương sẽ bắt đầu đại hội để thảo luận, góp ý các văn kiện của đại hội XII, cử đoàn đại biểu đi dự Đại hội XII... Các hội nghị trung ương vừa qua đặc biệt là hội nghị 12 sắp tới là sự tranh giành ảnh hưởng của phe nhóm trong đảng.

Dư luận có nhiều cách nhận định khác nhau về cuộc đấu đá nội bộ này. Có nguồn dư luận cho rằng đấy là đấu trường so găng giữa phe bảo thủ cầm đầu là Nguyễn Phú Trọng và phe cấp tiến cầm đầu là Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng cũng có nguồn dư luận phân tích chẳng có phe nhóm bảo thủ hay cấp tiến. Nó chỉ là cuộc tranh giành quyền lực và quyền lợi của các nhóm trong đảng thủ phạm là những người siêu quyền lực trọng Bộ Chính trị.

Lạm bàn về Đại hội XII, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai trong cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành đã đặt câu hỏi “Đại hội XII: Phải chăng ngựa theo đường cũ?!”

Nội dung như sau - Mời quí vị cùng nghe:


(Youtube PV nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai)

*

Trần Quang Thành (TQT): Xin chào nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai.

Nguyễn Khắc Mai (NKM): Xin chào anh Thành

TQT: Chỉ còn vài tháng nữa Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiến hành Đại hội lần thứ XII. Theo nhà nghiên cứu Nguuyễn Khắc Mai, dư luân đang quan tâm nhất những vấn đề gì của Đại hội.?

NKM: Hiện nay dư luận xã hội đang hết sức quan tâm đến 2 điều: 

- Thứ nhất là nội dung của đại hội có đáp ứng được tình hình mới của dân tộc hay không hay là “ngựa vẫn theo đường cũ””?

Người ta mong đợi một sự đổi mới ở vòng 2 tốt hơn, tử tế hơn và nói như Nguyễn Phú Trọng “trí tuệ và khí phách hơn”. Tất nhiên phải nói đến cái chân trí tuệ, cái thật khí phách; chứ không phải cái ngụy trí tuệ, của Tàu hay là cái giả vờ khí phách, nhưng thực chất là đớn hèn. Hiện nay người ta đang mong ước một đại hội thật sự có trí tuệ, có khí phách để dám nhìn thẳng vào sự thật tình hình đất nước hiện nay đang đứng trước nhiều vấn đề lớn nan giải.

Ngay cái chuyện cụ thể trước mất đây kinh tế Tàu sụp đổ, chứng khoán Tàu sụp đổ, đồng tiền Tàu sụp đổ chúng ta sẽ chuẩn bị như thế nào? Đây là một vấn đề rất lớn nó liên quan đến tiến trình chuẩn bị Đại hội XII hiện nay mà nhân dân chờ đợi nó thật tri tuệ, nó thật khí phách.

Đấy là vấn đề số 1. Nhiều ý kiến bàn về vấn đề này lắm.

- Vấn đề thứ hai mà người ta chờ đợi đó là có được những con người tử tế, những con người đàng hoàng, những con người không hư hỏng, không cũ kỹ, những con người đổi mới vòng 2 có chí, có tâm, có khí phách, có chiến lược. Đặc biệt là những con người thật sự yêu nước dám vượt qua mọi hư hỏng, cũ kỹ của Đảng, của Nhà nước, của xã hội để lãnh đạo một tiến trình mới của dân tộc. Người ta đang chờ đợi những con người như thế..

Đó là sự mong ước, chờ đợi của dân tộc Việt Nam có những con người mới xuất hiện. Và thời thế đang tạo ra anh hùng. Và người ta cũng hy vọng có anh hùng để thúc đẩy thời thế phát triển

TQT: Ông vừa nói tới nội dung Đại hội là trí tuệ. Đại hội nào cũng nói tri tuệ cả. Nhưng mà sau mỗi đại hội người dân hình như lại thấy thất vọng. Tại vì những điều người ta nói tại đại hội rất là lớn lao, rất là hay, rất là hấp dẫn. Nhưng mà khi thực thi vào cuộc sống thì hầu như các vấn đề nó ngược lại. Ông có nghĩ rằng đại hội sắp tới đây các vấn đề đưa ra sẽ rất hay, rất mới, nhưng cuối cùng nó lại đi theo con đường cũ không ạ?

NKM: Phải nói thẳng như thế này, 11 Đại hội vừa qua là sự sao chép, học mót hệ thức xô viết, chế độ xã hội chủ nghĩa kiểu xô viết, thuộc Mác – Lê nhưng không có Mác chỉ có Lê thôi. Cho nên 11 cái đại hội vừa qua trí tuệ rất thấp, rất lùn. Nó không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, sự thăng hoa, sự phục hung của dân tộc trong thời kỳ hiện đại.

Tại sao các nước xung quanh họ phục hưng được? Họ cũng bị nô lệ. Họ cũng là những nước bị thực dân xâm chiếm, mất độc lập. Rồi sau họ giành được độc lập bằng cách của họ. Trong thời gian 3, 4 mươi năm họ phục hung dân tộc của họ hết sức ngoạn mục. Hàn Quốc, Singapore, Indonesia,Malaysia, Philippine, Thái Lan khi còn nô lê như nhau chúng ta còn khá hơn họ. Bắt đầu giành được độc lập chúng ta cũng khá hơn họ. Nhưng bây giờ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Việt Nam quang vinh, tài tình nhất thế giới, đỉnh cao muôn trượng thì số phận Việt Nam ở cái tình trạng thu nhập trung bình thấp, năng xuất lao động thua hết tất cả. Thua cả Thái Lan, thua cả Malaysia. Cho nên trí tuệ mà anh nói chúng tôi cho 11 đại hội vừa qua là trí tuệ giả, trí tuệ như giả kim đó. Nó có vẻ lấp lánh nhưng không phải là vàng. Không phải vài cái lấp lánh đều là vàng. Nó không phải là pha lê mà nó chỉ là một loại thủy tinh chất lượng thấp. Đấy là nói về cái gọi là trí tuệ của 11 cái đại hội vừa qua.

Lấy thực tế làm thước đo. Chưa bao giờ dân trí, nhân cách, văn hóa Việt suy đồi như hiện nay. Hôm nay chúng tôi vừa nhận được tin lại có những cuộc sát hại, giết người nhiều ở trên Tây Nguyên. Đây là một vấn đề đáng báo động. Tại sao ở Tây Nguyên lại có những cuộc giết người rất man rợ? Chúng tôi tin rằng phẩm chất của người Tây Nguyên không có như vậy. Ở đây một bàn tay lông lá ở bên ngoài đang thò vào. Ở đây muốn nói tới vấn đề trí tuệ hay không trí tuệ và có khí phách hay không có khí phách.

Nói về khí phách, đại hội tới có dám thuyết phục lẫn nhau từ bỏ cái gọi là chủ nghĩa Mác – Lê. Về mặt lô-gích, về mặt lý luận nó rất lạc hậu, nó đầy mâu thuẫn. Về mặt thực tế nó không đóng góp gì được cho sư phát triển và nó là nhân tố của sự trì trệ, sự lạc hậu, của hư hỏng, cũ kỹ. Chính Hồ Chí Minh trước khi chết trong Di chúc để lại cũng đã nói phải có cuộc chiến tranh chống hư hỏng, cũ kỹ. Đấy cũng là một tiên đoán. Bây giờ thì nó quá rõ rồi. Càng ngày rõ ràng chúng ta càng thụt lùi. Chưa bao giờ chúng ta chiu đựng một chính quyền hành dân, coi dân như cỏ rác như hiện nay. Chưa bao giờ chúng ta đứng trước một tình hình kẻ sĩ mất nhân cách như hiện nay. Chưa bao giờ chúng ta đứng trước tình hình nền kinh tế đầu tư rất ớn, vay nợ rất nhiều. ODA người ta đưa vào, FDI người ta rót vào rất lớn, rất nhiều. Nhiều hơn hẳn so với các nước xung quanh. Thế nhưng mà kết quả của chúng ta hệ thống giao thông tậm tịt. Một cái hạ tầng cơ sở của nền kinh tế, ngành mũi nhọn để làm đầu tầu phát triển kinh tế không có. Một nền kinh tế gia công và lệ thuộc. Thậm chí người ta đưa nhà máy SamSung vào, người ta yêu cầu nội địa sản xuất ôc thôi để bán cho người ta mà cũng không làm nổi con ốc. Đấy là vấn đề về kinh tế. Còn về giáo dục chúng ta đang đứng trước một cuộc khủng hoảng toàn diện không thể nhắm mắt, đưa chân che đậy sự thật cay đắng ấy. Trương Tấn Sang từng nói sẵn sàng nghe lời nói cay đắng của dân. Thế nhưng mà Đại hội Đảng có dám đưa vấn đề xuống để dân thảo luận đâu. Không dám. Vì sao? Họ tiếp tục bưng bít sự thật và đang muốn giữ lại một nhóm người mà dư luận xã hội khẳng định họ là những người có tội, chứ không hề có công, về sự lệ thuộc, về sự điều hành, về nhân cách, về tham nhũng, về đường lối v.v... và vv… Nhóm bảo thủ ấy đang cố tìm cách làm sao bám trụ. Đây là một vấn đề rất lớn của dân, của nước. Chúng ta đang đứng trước vấn đề liệu Đảng có thông minh, sang suốt loại cái bọn cơ hội ấy, cái bọn hủ lậu ấy, cái bọn hư hỏng, cũ kỹ ấy không? Và tìm một con người mới có trí tuệ, có bản lĩnh để mà vươn lên.

Hiện nay có những khuôn mặt lúc đầu có vẻ sáng loáng, có giá lắm vì anh ta có đến 3 cái bằng đại học thứ thiệt, những xuất hiện một hồi thấy nhân cách của anh ta rất lùn, rất thấp không xứng đáng là một chính khách để lãnh đạo quốc dân trong một thời kỳ mới.

Cho nên vấn đề nhân sự của Đại hội đang tiến hành theo một kịch bản hết sức cũ và nhóm bảo thủ chuẩn bị làm sao để giữ cái ghế bảo thủ, lạc hậu, quyền uy, quyền lực. Đã đến lúc ông Vũ Ngọc Hoàng, ông Trương Tấn Sang la làng lên làm sao để kiểm soát được quyền lực. Thế cho nên muốn làm được, giữ được quyền lực phải có những con người lãnh đạo tử tế, có đủ trí tuệ, dựa vào nhân dân, dựa vào luật pháp đẻ quản trị quốc gia.

Hiện nay họ không đi tìm trí tuệ mới, nhưng đang củng cố những lực lượng bạo lực để giữ lấy quyền. Vẫn theo cái tư tưởng hết sức phản động của Mao Trạch Đông là chính quyền trên đầu ngọn súng.

Đấy là vấn đề quốc dân đang trăn trở, đang suy nghĩ. Nhưng vấn đề là liệu nhân dân và xã hội có thể tham gia được bao nhiêu trong tiến trình đại hội hay họ bưng bít và cuối cùng họ ấp đặt cho nhân dân trong thời kỳ mới một đường lối lạc hậu đã bế tắc, đã thất bại và tiếp tục bám giữ quyền lực.

Một vài điều anh Trọng mới tuyên bố gần đây với báo chí, với ngành công an khiến chúng tôi phải hoài nghi trí tuệ của anh ấy. Khi sang Mỹ, anh ấy nói được những cái điều nhân dân hài long, có hy vọng. Nhưng mà khi trở về anh ấy xuất hiện nguyên như là con người cũ kỹ của anh ấy. Đấy là vấn đề đáng lo cho đất nước và xã hội.

TQT: Ông vừa nói các nước năm 1945 họ có thể kém hơn ta, nhưng bây giờ họ vượt lên đầu ta và ta đang đi học họ. Điểm lại các nước như Indonesia, Singapore, Hàn Quốc họ đều không có đảng cộng sản lãnh đạo. Họ không đi theo đường hướng như đảng cộng sản đã đi. Phải chăng đường lối của đảng cộng sản là sai lầm? Phải chăng đảng cộng sản là nguyên nhân đưa đất nước đi xuống?

NKM: Tôi đang ở nhóm trung dung và tôi nghĩ rằng có những người mác-xít, có những nhóm mác-xít đã khôn ngoan, đã biết tìm đưa một vài cái nhân tố hợp lý của Mác, của các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa cổ điển để xây dựng nên cái gọi là xã hội dân chủ xã hội; hệ thống các đảng dân chủ xã hội rất cởi mở, rất khai phóng và chấp nhận đa nguyên. Tức là chấp nhận mình là một thành tố của dân tộc mình, của đất nước mình. Không ỷ thế, không cậy quyền, không biến mình thành độc tài, thành ra độc đảng. Khuynh hướng ấy đã tồn tại và đã đóng góp cho nhiều nước châu Âu phục hung, phát triển sau khi bị Thế chiến lần thứ hai làm cho tan tành đất nước. Các nhóm trí tuệ ấy không phải là Quốc tế thứ Ba, họ không theo cái xô viết mà họ đã ứng dụng các tư tưởng xã hội trong một tình thế rất tích cực, rất văn minh của thời đại là kiến tạo một nhà nước văn minh, dân chủ, phát triển, tam quyền phân lập đâu vào đấy. Việt Nam thì không dám chống lại tam quyền phân lập nhưng bịa ra cái khái niệm khác mà chúng tôi gọi là sự đánh tráo trơ trẽn gọi đó là sự phân công giữa 3 cơ quan quyền lực...

Bài học sáng giá và thực tiến trên thế giới đã có. Chúng ta chỉ cần lấy tinh thần ấy, lấy kinh nghiệm ấy đem vào áp dụng kiến thức chúng ta có. Chúng ta có đầy đủ kiến thức của xã hội. Những trí thức trong nước và ngoài nước sẵn sang đáp ứng nhu cầu này. Tạo dựng một tầng lớp tinh hoa mới để quản trị đất nước.

Ông Trương Tấn Sang và ông Vũ Ngọc Hoàng có đặt vấn đề về quản trị quốc gia. Nhưng quản trị quốc gia như thế nào? Nếu cứ với thể chế chính trị Mác – Lê như hiện nay, hủ lậu như hiện nay thì không thể nào có quản trị quốc gia tiên tiến, lành mạnh, đàng hoàng, minh bạch, trong sáng và tiến bộ. Đây là vấn đề chúng ta hết sức đáng lo. Chúng tôi nghĩ nhân dân, trí thức, những thanh niên yêu nước góp vào tiếng nói của mình để làm đỏi thay nhận thức và làm thay đổi đường lối; góp phần tác động lựa chọn được những người tinh hoa trong xã hội, trong dân tộc. Đấy là hy vọng.

TQT: Những người làm nên sự nghiệp cho các nước ở châu Âu mà theo ông vừa nói là họ theo xã hội dân chủ và những người đó không phải là những người cộng sản, là những đảng cộng sản. Phải chăng nếu chúng ta làm như họ thì vai trò của đảng cộng sản sẽ bị xóa bỏ?

NKM: Thực tế Việt Nam từng có điều này. Sau cuộc khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thì năm 1946 Việt Nam chúng ta từ Sài Gòn đến Huế đến Hà Nội đã có một cuộc tuyển cử và đã hình thành hiến pháp 1946 cho đến nay nhiều điều vẫn còn rất hợp lý, tiến bộ. So với hiến pháp năm 2013 thì nó hơn hẳn. Hay việc điều hành của chính phủ Việt Nam Cộng hòa trong 20 năm ở miền Nam tôi thấy có rất nhiều kinh nghiệm về dân chủ hóa đất nước; về thúc đẩy nền văn hóa mới của dân tộc; về tạo dựng công ăn việc làm. Thậm chí GDP của họ hơn gấp nhiều lần miền Bắc.

Đấy là bài học của chúng ta chứ không cần phải đi đâu tìm tòi, sao chép. Lấy kinh nghiệm ấy cộng với hiểu biết hiện nay của chúng ta thì chúng ta thừa sức xây dựng được một cái thiết chế chính trị rất dân tộc, rất dân chủ, rất thời đại, văn minh, tiên tiến và thật sự có hạnh phúc, có tự do chơ từng con người, chơ từng cộng đồng.

Cản trở lớn nhất là sự lạc hậu, trì trệ, bám giữ quyền lực vô nguyên tắc và vô pháp của ban lãnh đạo Đảng hiện nay.

Tôi khẳng định phương thức hoạt động hiện nay là phi pháp vì chẳng có điều luật nào giải thích điều 4. Ngoài hiến định để cho đàng hoàng phải có luật định. Hiện nay mọi thể chế hoạt động trong xã hội đều có luật định. Chỉ riêng Đảng Cộng sản Việt Nam đang hoạt động chỉ với điều 4 rất mơ hồ không hề để cho nó thành luật, thành lệ cho nó rõ rang. Đây là tội của Quốc hội. Từng câu, từng chữ trong điều 4 Quốc hội phải giải thích nó là thế nào. Hoạt động của Đảng hiện nay chúng tôi đánh giá là vô danh, vô pháp. Không thể quản trị quốc gia theo kiểu ấy được nữa. Vì thế Đại hội XII đang đứng trước những vấn đề cực kỳ lớn của dân, của nước.

TQT: Chúng ta đang ở trong thời kỳ kỷ niệm 70 năm Cách mạng thánh Tám. Nhiều người nói rằng sau Cách mạng tháng Tám nếu Đảng Cộng sản Việt Nam không lèo lái Việt Nam đi theo Quốc tế cộng sản nước ta đã khác nhiều rồi. Cái tội lớn nhất là chúng ta đã đi theo Đệ tam quốc tế. Đô có đúng là sự thật không thưa ông Nguyễn Khắc Mai?

NKM: Đây cũng là vấn đề rất thời sự. Vấn đề cực kỳ nóng bỏng và cũng quan trọng không kém gì những vấn đề khác...

Cuộc khởi nghĩa tháng Tám có phải là cách mạng hay không? Cuộc cách mạng tháng Tám xây dựng nên một chính quyền và tuyên bố đấy là chính quyền công nông – nhà nước công nông đầu tiên ở châu Á – Riêng cá nhân tôi, tôi cho rằng cái nhà nước công nông đầu tiên ấy là lừa bịp, là dối trá. Khi nói công – nông thì công nhân và nông dân phải là những người được tôn trọng nhất, được qúi trọng nhất, được chăm lo tử tế nhất thì công nhân và nông dân lại là 2 thành phần bi thảm nhất trong xã hội Việt Nam hiện nay dưới sự lãnh đạo của tập đoàn Nguyễn Phú Trọng. Bi thảm đến mức cãi nhau như mổ bò về việc có nâng lương cho công nhân 15,16% được không. Hai bên cãi nhau tới mức đến 3/9 tiếp tục họp. Ngay cái chuyện lo miếng ăn cho công nhân lo không nổi. Trong tuyên ngôn cộng sản năm 1848 ông Mác tuyên bố là “Giai cấp vô sản sẽ đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản”. Nhưng 25 năm sau trước khi chết ông nói với Bakinin rằng “Một khi giai cấp công nhân cướp được chính quyền, họ sẽ thúc đẩy để có một chế độ chính trị ủy nhiệm để cho một số người tự ứng cử và bầu cử nhằm quay lại cai trị họ”, tức là cai trị giai cấp công nhân. Ngay lập tức giai cấp công nhân rơi tõm vào một tình thế bị lừa dối. Sau một hồi hưng phấn cách mạng trong một kiểu nhà nước mới họ thức dậy thấy mình là nô lệ, thấy mình là con rối. Đặc biệt ông Mác nói tiếp mình là một con mồi cho những tham vọng mới. Câu này hoàn toàn nó là hiện thực của nước Nga, nước Tàu, nước Việt, nước Triều Tiên, nước Cuba. Tất cả các nước theo chủ nghĩa xã hội. Cách mạng tháng Tám phải xem xét lại những tuyên bố hùng hổ của mình nào là nhà nước công – nông đầu tiên thì đâu phải. Hai nữa hiến pháp do chiến tranh đã đành nhưng mà nó chỉ tồn tại từ năm 1946 đến năm 1959

Năm 1959, Hồ Chí Minh học Nga, sao chép hiến pháp của Liên Xô và kiên quyết xóa bỏ Hiến pháp 1946. Thay Hiến pháp 1946 và từ đó đến nay theo tinh thần bản hiến pháp kiểu xô viết ấy Việt Nam ngày càng xa lý tưởng ban đầu của cuộc khởi nghĩa tháng Tám. Độc lập không còn là độc lập. Nước không mất hoàn toàn, nhưng từng bộ phận mất biển đảo, biên giới. Lệ thuộc về chính trị với Trung Hoa là rất rõ ràng. Sự lũng đoạn về kinh tế của Trung Hoa là rất rõ ràng. Cho nên về những vấn đề như thế người ta đã thấy không còn tinh thần, bóng dáng gì của lý tưởng khởi nghĩa tháng Tám nữa.

Kỷ niệm 70 năm, người ta đang rất huyênh hoang và cũng là đánh lừa dư luận cho là nhiều điều hay ho. Thực chất không phải như vậy về cả lý luận, về cả thực tiễn.

Cái mà anh gọi là Cách mạng tháng Tám tôi không bao giờ nghĩ nó là một cuộc cách mạng. Nó là một cuộc cướp chính quyền. Và ban đầu nhờ có sự đoàn tụ của dân tộc, nhiều nhóm, nhiều nhân sĩ, trí thức, nhiều tôn giáo đồng lòng và thành Việt Minh. Đảng Cộng sản Đông Dương lúc ấy chỉ có năm nghìn người thôi kể cả những người cảm tình. Thế nhưng cái phần lớn của Việt Minh là dân tộc nên mới tạo ra được cái kết quả gọi là văn hóa của cuộc khởi nghĩa tháng Tám. Thế nhưng 3 năm sau đó 46, 47, 48 và cho đến 1954, đến năm 1959 là bắt đầu sự phản bội, xóa bỏ tinh thần của cuộc khởi nghĩa tháng Tám và dẫn dắt dân tộc ngày càng chui vào sừng trâu, vào hũ nút làm đồi trụy, làm thấp hèn, làm suy kém dân tộc Việt Nam. Đấy là nhận thức của tôi khi anh đề cập đến cái gọi là Cách mạng tháng Tám.

TQT: Xin cảm ơn nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai.

NKM: Xin chào anh Thành. 

Xin chúc quí độc giả có sự bình an, khỏe mạnh. Chúng ta cố gắng tạo nên một dư luận, trí tuệ, khí phách lành mạnh vì dân, vì nước.

Trần Quang Thành
danlambaovn.blogspot.com


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo